Tháp giải nhiệt (cooling tower) là gì ?


Tháp giải nhiệt (tháp làm mát) là một hệ thống trao đổi nhiệt chuyên dụng trong đó không khí và nước được đưa vào tiếp xúc trực tiếp với nhau để giảm nhiệt độ của nước. Kết quả của việc tiếp xúc trực tiếp này là, một lượng nhỏ nước bốc hơi, giảm nhiệt độ của nước đang được lưu thông qua tháp.

Nước, sau khi bị làm nóng bởi các quá trình trong công nghiệp hoặc trong bộ tản nhiệt của hệ thống điều hòa không khí, sẽ được bơm đến tháp giải nhiệt thông qua các đường ống. Nước sau đó sẽ được giảm tốc và phun nhuyễn để tạo ra càng nhiều bề mặt tiếp xúc không khí càng tốt. Khi nước đi qua hệ thống làm mát như vậy, nước sẽ tiếp xúc nhiều với không khí được thổi vào trong tháp bằng quạt điện.

Tháp giải nhiệt được dùng phổ biến trong: làm mát nước tuần hoàn được sử dụng trong các nhà máy lọc dầu, hóa dầu và các nhà máy hóa chất khác, nhà máy nhiệt điện, nhà máy điện hạt nhân và hệ thống điều hòa không khí cho các tòa nhà.

Tháp giải nhiệt có kích thước khác nhau từ các đơn vị nhỏ trên mái nhà đến các cấu trúc hyperboloid rất lớn (như trong hình ảnh liền kề) có thể cao tới 200 mét và đường kính 100 mét, hoặc các cấu trúc hình chữ nhật có thể cao hơn 40 mét và dài 80 mét. Các tháp làm mát hyperboloid thường được liên kết với các nhà máy điện hạt nhân, cũng như cũng được dùng trong các nhà máy nhiệt, nhà máy hóa chất lớn và công nghiệp khác.

Phân loại tháp giải nhiệt theo luồng gió

Gió thổi ngang (crossflow)

Chi phí đầu tư ban đầu cũng như dài hạn thấp hơn, chủ yếu là đầu tư cho máy bơm.

Crossflow là kiểu thiết kế mà luồng không khí được hướng vuông góc với dòng nước (hình trên). Luồng khí đi vào một hoặc nhiều mặt thẳng đứng của tháp giải nhiệt. Nước tự chảy (vuông góc với luồng gió) bằng trọng lực.

Gió thổi đối diện (counter flow)